Khung đỡ phải phù hợp với kích thước của cổ giếng hoặc miệng hố ngăn mùi bao gồm kích thước trong cộng với chiều dày thành cổ giếng theo TCVN 10333-2:2014 hoặc miệng hố ngăn mùi theo TCVN 10333-1:2014.
Đường kính của nắp hình tròn hoặc cạnh của nắp hình vuông phải phù hợp với chiều rộng bên trong của cổ giếng theo TCVN 10333-2:2014 hoặc miệng hố ngăn mùi theo TCVN 10333-1:2014.
Một số kích thước cơ bản thông dụng của nắp hố ga được trình bày trong Bảng 1/ TCVN 10333-3:2014
Lỗ hoặc rãnh thông hơi của nắp
– Chiều dài rãnh: không lớn hơn 170 mm;
– Chiều rộng rãnh: Từ 18 mm đến 25 mm đối với loại A15 và B125; Từ 18 mm đến 32 mm đối với các loại còn lại.
– Đường kính lỗ tròn: Từ 18 mm đến 38 mm đối với loại A15 và B125; Từ 30 mm đến 38 mm đối với các loại còn lại.
– Tổng diện tích của rãnh hoặc lỗ thông hơi không nhỏ hơn 140 cm2.
Hoa văn nổi chống trượt của nắp
– Chiều cao của hoa văn nổi chống trượt: Từ 2 mm đến 6 mm đối với loại A 15, B 125 và C 250; Từ 3 mm đến 8 mm đối với loại D 400, E 600 và F 900.
– Tổng diện tích của hoa văn nổi chống trượt từ 10 % đến 70 % diện tích bề mặt của nắp.
3. Lợi ích của việc chứng nhận hợp chuẩn nắp hố ga theo TCVN 10333-3:2014
Việc tiến hành đánh giá, chứng nhận hợp chuẩn nắp hố ga theo TCVN 10333-3:2014 sẽ đem lại một số lợi ích cho doanh nghiệp như sau:
Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí và rủi ro liên quan nhờ áp dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
Tăng khả năng trúng thầu/đấu thầu
Tăng uy tín cho sản phẩm và sự tín nhiệm của người tiêu dùngGiảm chi phí kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm nhiều lần
Giúp sản phẩm đạt yêu cầu về mặt pháp lý khi đưa ra thị trường trong nước hoặc ngoài nước
Tăng lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường
4. Chi phí chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy
Giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy có hiệu lực 03 năm, tuy nhiên không quá 12 tháng doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá giám sát 1 lần để duy trì hiệu lực chứng chỉ (Theo thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012). Vì vậy, chi phí thực hiện việc chứng nhận cũng sẽ chia thành 3 mức: Chi phí chứng nhận lần đầu (năm 1), chi phí giám sát lần 1 (năm 2), chi phí giám sát lần 2 (năm 3).
Trong mỗi mức chi phí, thì sẽ có chi phí xây dựng tài liệu, chi phí đánh giá, chi phí thử nghiệm sản phẩm, chi phí đi lại, ăn ở của chuyên gia, chi phí thuế GTGT.
Tùy vào loại hình doanh nghiệp, loại sản phẩm, quy mô, vị trí mà chi phí của các doanh nghiệp có sự khác nhau.
5. Xin cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy ở đâu?
Để tìm 1 tổ chức chứng nhận, trước hết các cá nhân, tổ chức phải xem năng lực chứng nhận của đơn vị chứng đó có chứng nhận sản phẩm của mình không. Sau đó gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận tới tổ chức đó.
Hợp chuẩn hợp quy Quốc Gia với hơn 10 năm kinh nghiệp trong lĩnh vực chứng nhận và công bố thành công hợp chuẩn, hợp quy. Chúng tôi tự tin về năng lực tư vấn chứng nhận với phương châm Uy tín – Hiệu quả – Tiết kiệm. Đồng thời, chúng tôi cũng xin cám ơn những khách hàng đã ủng hộ mình trong suốt thời gian qua.
HÌNH ẢNH ĐÁNH GIÁ HỢP CHUẨN HỢP QUY THỰC TẾ TẠI HIỆN TRƯỜNG DOANH NGHIỆP